Microsoft ra mắt Office 2024
Th11 27, 2024
1. Máy tính bộ gồm những bộ phận nào?
Màn hình máy tính – computer display là một thiết bị điện tử được kết nối với và giúp máy tính có thể hoạt động được. Bộ phận này có chức năng hiển thị để phục vụ cho việc giao tiếp giữa người dùng với chiếc máy tính.
Đây cũng là một bộ phận không thể thiếu đối với các loại máy tính để bàn. Tuy nhiên, màn hình máy tính là một bộ phận tách rời, do đó người dùng có thể thay thế bằng nhiều loại khác nhau.
CPU hay còn gọi là chip máy tính đóng vai trò là một bộ vi xử lý trung tâm. Bộ phận này có nhiệm vụ xử lý tất cả các tác vụ, lệnh được chuyển đến từ phần cứng lẫn phần mềm để đáp ứng các nhu cầu làm việc cho người dùng.
Bộ vi xử lý CPU chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sức mạnh cũng như khả năng xử lý mượt mà các tác vụ trong quá trình hoạt động của một chiếc máy tính. Thiết bị mạnh hay yếu phần lớn đều được đánh giá dựa vào hiệu năng của chip CPU.
RAM là bộ nhớ đệm của một chiếc máy tính. Bộ phận này có nhiệm vụ lưu trữ các thông tin, dữ liệu của các phần mềm hay ứng dụng khi chúng được khởi chạy. Sau đó, số dữ liệu này được đưa đến các CPU và GPU để xử lý.
Nếu bộ nhớ RAM càng lớn thì càng chứa được nhiều dữ liệu hơn. Nhờ đó mà máy tính sẽ có thể truy xuất dữ liệu nhanh hơn, nâng cao khả năng đa nhiệm cũng như giúp người dùng có thể mở cùng lúc nhiều ứng dụng mà không gặp tình trạng giật lag.
Bộ nguồn PSU có thể hiểu là một thiết bị cung cấp điện cho toàn bộ phần cứng của một chiếc máy tính để bàn. Nhờ có bộ phận này mà các linh kiện bên trong máy được cấp đủ điện mới có thể giúp cho toàn bộ hệ thống máy tính hoạt động được.
Đây được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của một chiếc máy tính để bàn. Bên cạnh đóng vai trò cung cấp năng lượng, thì khả năng hoạt động của bộ nguồn PSU còn ảnh hưởng đến sự ổn định và độ bền của toàn bộ hệ thống máy tính.
Ổ cứng là bộ nhớ lưu trữ các dữ liệu trên một chiếc máy tính để bàn bao gồm cả hệ điều hành. Các dữ liệu này có thể được cập nhật thường xuyên trong quá trình sử dụng của người dùng như thêm hay xóa bớt các loại tài liệu, hình ảnh, video cá nhân,…
Ngoài ra, ổ cứng cũng quyết định đến mức độ bảo mật dữ liệu, khả năng truy xuất dữ liệu hay tốc độ khởi động của một chiếc máy tính. Hiện nay các thiết bị máy tính để bàn thường được trang bị 2 loại ổ cứng là HDD và SSD.
Vỏ máy tính (Case) hay thùng máy là bộ phận ở bên ngoài có nhiệm vụ bao bọc cũng như liên kết các bộ phận bên trong của một chiếc máy tính. Case máy giúp cho các bộ phận như RAM, ổ cứng,… tránh khỏi các tác động từ bên ngoài có thể dẫn đến hư hỏng.
Bên cạnh đó, bộ phận này còn có khả năng giúp phân tỏa nhiệt của các bộ phận bên trong ra ngoài môi trường trong quá trình hoạt động. Case máy tính có kiểu dáng rất đa dạng và được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau.
Ổ đĩa quang trên máy tính để bàn là bộ phận có nhiệm vụ đọc, ghi các loại đĩa quang. Chúng có các tia laser được chiếu vào bề mặt của đĩa để phản chiếu ánh sáng lại đầu thu và sau đó giải mã thành tín hiệu để máy tính xử lý.
Bộ phận này bao gồm ổ đọc (Read-only) hoặc ổ đọc và ghi kết hợp (Burn and Read). Ổ đĩa quang giúp cho việc cài đặt phần mềm, đọc và lưu trữ dữ liệu bằng các loại đĩa CD, DVD được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Mainboard hay còn gọi là bo mạch chủ là bộ phận được đặt ở vị trí trung tâm của case máy tính, chúng có chức năng phân phối điện năng cho phần cứng của máy tính như CPU, GPU, RAM,… qua đó tạo ra sự liên kết giữa các bộ phận này với nhau.
Bên cạnh đó, mainboard còn có chức năng tạo ra liên kết giữa máy tính với các thiết bị ngoại vi, điều khiển tốc độ truyền dữ liệu giữa các thiết bị điện tử với máy tính. Bên cạnh đó, bộ phận này đóng vai trò quan trọng, quyết định đến cấu trúc cũng như độ bền của một bộ máy tính để bàn.
Card đồ họa (Graphics card) là bộ phận chuyên dụng, có chức năng xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa và hình ảnh trên máy tính. Cụ thể, bộ phận này sẽ giải quyết các vấn đề về độ phân giải, độ tương phản, màu sắc của các hình ảnh hay video.
Do đó, card đồ họa đóng vai trò quyết định đến sự sống động, mượt mà, sắc nét của hình ảnh và video khi chúng được trình chiếu trên màn hình khi người dùng xem phim, chơi game,…. Chúng được chia thành 2 loại là card rời và card tích hợp (Onboard).
Khi có nhu cầu sắm một bộ máy tính để bàn, bạn nên ưu tiên lựa chọn những mẫu có thiết kế gọn nhẹ. Điều này sẽ giúp cho bạn đỡ mất nhiều công sức khi lắp đặt, cũng như trong những trường hợp bạn muốn di chuyển vị trí của máy cũng sẽ dễ dàng hơn.
Bên cạnh tính tiện dụng, một bộ máy tính để bàn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan văn phòng hay nơi làm việc của bạn. Do đó, bạn nên lựa chọn những loại máy thiết kế đơn giản, thanh lịch sẽ giúp không gian làm việc trở nên thẩm mỹ, chuyên nghiệp hơn.
Bạn nên chọn mua những loại màn hình có kích thước từ 19 – 24 inch sẽ giúp tiết kiệm được không gian đặt máy. Bên cạnh đó nên chọn màn hình có độ phân giải Full HD đi kèm với tần số quét từ 60- 75 Hz, sẽ đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu làm việc, giải trí cơ bản.
Ngoài ra, nếu bạn làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến thiết kế đồ họa, kỹ sư, cắt dựng phim,… thì bạn nên cân nhắc lựa chọn những loại màn hình có kích cỡ và thông số độ phân giải cao hơn để có tầm nhìn và độ chi tiết cao hơn, đáp ứng được yêu cầu công việc.
Để đảm bảo máy có thể xử lý mượt mà các tác vụ như lướt web, xem phim, nghe nhạc hay nhập liệu tránh được tình trạng giật lag, thì bạn nên chọn chip CPU core i3 hoặc i5 để đảm bảo đáp ứng tốt. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là chúng có giá thành rẻ và tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu sử dụng cao hơn như: chơi game nặng, sử dụng các phần mềm kỹ thuật, thiết kế đồ họa, render video,… thì bạn có thể chọn những dòng CPU cao hơn như core i7 hay i9.
Dung lượng RAM càng cao sẽ giúp cho khả năng đa nhiệm của máy càng tốt. Do đó, bạn nên lựa chọn những mẫu máy tính để bàn có bộ nhớ RAM từ 4GB trở lên như: Pc Asus, iMac,…. Thông số này sẽ giúp máy có thể chạy được nhiều tác vụ cơ bản một cách mượt mà.
Còn nếu nhu cầu làm việc của bạn yêu cầu phải thường xuyên khởi chạy các tác vụ nặng như chỉnh sửa video, hình ảnh và muốn có sự chuyển đổi qua lại giữa các tác vụ một cách mượt mà, thì bạn nên chọn thanh RAM có dung lượng cao hơn khoảng 8 – 16GB.
Đối với các dòng máy tính để bàn văn phòng, phục vụ cho các nhu cầu sử dụng cơ bản thì bạn chỉ cần chọn bộ nguồn khoảng 500W là được. Bởi mức công suất này là đủ để cung cấp điện năng cho các bộ phận bên trong máy hoạt động.
Bên cạnh đó, bạn không nên chọn bộ nguồn có công suất quá lớn. Vì điều này sẽ khiến cho máy tính tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với nhu cầu thực tế, ngoài ra những loại PSU này cũng có giá bán cao hơn, sẽ gây ra lãng phí.
Bạn nên chọn những loại ổ cứng có dung lượng từ 500GB trở lên để đảm bảo được không gian lưu trữ rộng rãi. Bạn có thể thoải mái lưu trữ các bản vẽ kỹ thuật, game hay những hình ảnh và video cá nhân trong máy mà không lo bị tràn bộ nhớ.
Bên cạnh đó, nên lựa chọn ổ cứng SSD thay vì HDD bởi chúng có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian khởi động máy,… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp cả 2 loại ổ cứng này để giúp mở rộng bộ nhớ lớn hơn.
Vỏ máy tính được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau cũng như có thiết khá đa dạng từ đơn giản, thanh lịch cho đến cá tính. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và diện tích nơi làm việc mà bạn có thể lựa chọn mẫu case phù hợp nhất.
Đặc biệt, những loại case máy tính được trang bị các loại cổng kết nối dễ sử dụng, thiết kế có thể dễ dàng nâng cấp cũng sẽ giúp cho việc sử dụng của bạn tiện lợi hơn sau này.
Bạn cũng nên chọn những loại vỏ máy tính được làm từ kim loại vì chúng giúp máy tính tản nhiệt tốt hơn. Bên cạnh đó, những loại có thiết kế nhỏ gọn, tinh tế cũng sẽ giúp tiết kiệm được nhiều diện tích văn phòng hơn, cũng như khi lắp đặt và di chuyển sẽ dễ dàng hơn.
Hiện nay, ổ đĩa quang đã ít được phổ biến hơn và nhiều mẫu máy tính đã loại bỏ ổ đĩa này. Tuy nhiên, nếu như bạn có nhu cầu cài đặt lại hệ điều hành hay phần mềm cho máy, thì việc sử dụng ổ đĩa quang sẽ tiện lợi và dễ dàng hơn so với sử dụng USB.
Ngoài ra, bạn nên trang bị những loại ổ đĩa quang được tích hợp cả chức năng đọc và ghi dữ liệu trên CD, DVD. Điều này sẽ giúp cho việc cài đặt các phần mềm, ứng dụng hoặc các trò chơi trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.
Mỗi loại mainboard sẽ tương thích với những dòng chip CPU và RAM khác nhau. Do đó, bạn nên dựa vào cấu hình hiện tại của máy để chọn loại mainboard sao cho phù hợp nhất, đảm bảo chúng có thể hoạt động ổn định và bền bỉ.
Bên cạnh đó, mỗi dòng mainboard có mức giá khác nhau, mức giá càng cao sẽ càng có thêm nhiều tính năng được trang bị thêm. Bạn nên cân nhắc kỹ khả năng tài chính cũng như nhu cầu sử dụng cụ thể để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Đối với những người dùng văn phòng thông thường, thì các loại card đồ họa tích hợp (onboard) là đủ để đáp ứng các nhu cầu sử dụng thông thường như: xem phim, chơi game nhẹ hay chỉnh sửa hình ảnh đơn giản.
Ngược lại, nếu bạn cần một chiếc máy tính mạnh mẽ, có thể xử lý mượt mà các tác vụ phức tạp về đồ họa như: render video, vẽ 3D, chơi các tựa game đồ họa cao,… thì bạn có thể trang bị thêm các loại card rời để mang đến chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Bàn phím và chuột là hai phụ kiện không thể thiếu cho máy tính để bàn mà bạn nên cân nhắc lựa chọn kỹ. Bởi chúng là bộ phận sử dụng trực tiếp với người dùng nên hãy dùng thử trước khi mua.
Trên đây là các tiêu chí chọn mua máy tính bộ cho văn phòng, gia đình. Mong rằng bạn sẽ có được máy tính ưng ý với mình, nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận để được tư vấn nhé!
(0) Bình luận
Viết bình luận