Hướng dẫn cách vào BIOS Windows 10, các phím tắt truy cập nhanh BIOS

Hướng dẫn cách vào BIOS Windows 10, các phím tắt truy cập nhanh BIOS

Khi sử dụng máy tính để bànlaptop chạy hệ điều hành Windows 10 mà gặp phải một lỗi hệ thống khó chịu hay cần sửa đổi phần cứng CPU cho bộ xử lý mới được nâng cấp, bạn sẽ cần vào BIOS để bảo trì hệ thống. Vậy cách vào BIOS Windows 10 như thế nào? Tin Học Thiên Phúc sẽ hướng dẫn chi tiết qua bài viết sau đây.

Tin Học Thiên Phúc BMT - 0975715715

1. BIOS là gì?

BIOS (Basic Input/Output System) được hiểu một cách đơn giản là hệ thống đầu vào/ra của máy tính được tồn tại dưới dạng bo mạch chủ. Đây là nơi lưu trữ các nhóm lệnh trên con chip Firmware nhằm kiểm soát các tính năng cơ bản của thiết bị.

BIOS được lập trình và lưu trữ trên bộ nhớ chỉ đọc, có khả năng lưu giữ dữ liệu ngay cả khi tắt nguồn điện. BIOS có nhiệm vụ quản lý luồng dữ liệu giữa bất kỳ các thiết bị điện tử đi kèm như ổ cứng, máy in, con chuột với hệ điều hành của máy tính,…

BIOS là hệ thống đầu vào/ra của máy tính được tồn tại dưới dạng bo mạch chủ

BIOS là hệ thống đầu vào/ra của máy tính được tồn tại dưới dạng bo mạch chủ

2. Hướng dẫn cách vào BIOS Windows 10

Cách vào BIOS Windows 10 bằng Settings

Nhắc đến những cách vào BIOS Windows 10, các bạn tuyệt đối không thể bỏ qua phương pháp sử dụng ứng dụng Cài đặt (Settings) với các thao tác chi tiết như sau:

Bước 1: Đầu tiên, người dùng cần phải ưu tiên lưu trữ lại tất cả các hoạt động, các chương trình đang chạy trên máy tính. Sau đó, tại Start Menu > Chọn Settings.

Vào Start Menu > Chọn Settings

Vào Start Menu > Chọn Settings

Bước 2: Tại cửa sổ Windows Settings > Chọn Update & Security

Tại cửa sổ Windows Settings > Chọn Update & Security

Tại cửa sổ Windows Settings > Chọn Update & Security

Bước 3: Tại vị trí phía bên trái màn hình, chọn Recovery

Tại vị trí phía bên trái màn hình, chọn Recovery

Tại vị trí phía bên trái màn hình, chọn Recovery

Bước 4: Nhấn Restart now tại mục Advanced startup

Nhấn Restart now tại mục Advanced startup

Nhấn Restart now tại mục Advanced startup

Bước 5: Lúc này, màn hình sẽ hiển thị thông báo Choose an option > Chọn Troubleshoot

Màn hình sẽ hiển thị thông báo Choose an option > Chọn Troubleshoot

Màn hình sẽ hiển thị thông báo Choose an option > Chọn Troubleshoot

Bước 6: Chọn Advanced options

Chọn Advanced options

Chọn Advanced options

Bước 7: Chọn UEFI Firmware Settings

Chọn UEFI Firmware Settings

Chọn UEFI Firmware Settings

Bước 8: Hệ thống sẽ hiển thị thông báo Restart to change UEFI firmware settings > Chọn Restart. Sau khi máy tính khởi động xong, các bạn có thể thoải mái thiết lập BIOS.

Thông báo Restart to change UEFI firmware settings > Chọn Restart

Thông báo Restart to change UEFI firmware settings > Chọn Restart

Truy cập UEFI firmware settings bằng Command Prompt

Bước 1: Tại màn hình desktop > Nhập vào ô tìm kiếm “cmd” > Chọn Command Promt > Chọn Run as adminnistrator để mở Command Prompt dưới quyền Admin.

Chọn Command Promt > Chọn Run as adminnistrator

Chọn Command Promt > Chọn Run as adminnistrator

Bước 2: Lúc này, tại cửa sổ Command Prompt, các bạn tiến hành nhập câu lệnh shutdown.exe /r /o > Nhấn Enter trên bàn phím

Tiến hành nhập câu lệnh shutdown.exe /r /o

Tiến hành nhập câu lệnh shutdown.exe /r /o

Bước 3: Tại đây, người dùng sẽ nhận được thông báo You are about to be signed out > Nhấn chọn Close và chờ trong 1 – 2 phút, thiết bị sẽ tự động khởi động lại và trực tiếp truy cập vào menu Choose an option.

Xuất hiện thông báo You are about to be signed out > Nhấn chọn Close

Xuất hiện thông báo You are about to be signed out > Nhấn chọn Close

Bước 4: Cửa sổ Choose an option hiện lên > Chọn Troubleshoot

Cửa sổ Choose an option hiện lên > Chọn Troubleshoot

Cửa sổ Choose an option hiện lên > Chọn Troubleshoot

Bước 5: Nhấn UEFI Firmware Settings

Nhấn UEFI Firmware Settings

Nhấn UEFI Firmware Settings

Bước 6: Hệ thống sẽ hiển thị thông báo Restart to change UEFI firmware settings > Chọn Restart. Hệ thống sẽ khởi động lại và truy cập vào UEFI firmware settings.

Thông báo Restart to change UEFI firmware Settings > Chọn Restart

Thông báo Restart to change UEFI firmware Settings > Chọn Restart

Mở BIOS/UEFI từ màn hình Desktop Windows 10

Bước 1: Tại menu chính của máy tính, khởi động Start Menu > Chọn nút Power. Bấm và giữ phím Shift trên bàn phím trong vài giây đồng thời chọn Restart.

Khởi động Start Menu > Chọn nút Power > Bấm và giữ phím Shift trong vài giây > Chọn Restart

Khởi động Start Menu > Chọn nút Power > Bấm và giữ phím Shift trong vài giây > Chọn Restart

Bước 2: Lúc này, màn hình máy tính sẽ hiển thị thông báo Choose an options > Chọn Troubleshoot

Hiển thị thông báo Choose an options > Chọn Troubleshoot

Hiển thị thông báo Choose an options > Chọn Troubleshoot

Bước 3: Chọn Advanced Options

Chọn Advanced Options

Chọn Advanced Options

Bước 4: Nhấn UEFI Firmware Settings

Nhấn UEFI Firmware Settings

Nhấn UEFI Firmware Settings

Bước 5: Hệ thống sẽ hiển thị thông báo Restart to change UEFI firmware settings > Chọn Restart. Hệ thống sẽ khởi động lại và truy cập vào BIOS/UEFI.

Thông báo Restart to change UEFI firmware settings > Chọn Restart

Thông báo Restart to change UEFI firmware settings > Chọn Restart

3. Cách khắc phục lỗi không vào được BIOS trên Windows 10

Cách 1: Tắt tính năng khởi động nhanh Fast Startup

Nếu các bạn đã thực hiện tất cả các cách vào BIOS Windows 10 trên nhưng vẫn gặp lỗi, hãy nhanh tay khắc phục lỗi không vào được BIOS trên Windows 10 bằng phương pháp tắt tính năng khởi động nhanh Fast Startup.

Bước 1: Tại màn hình desktop > Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập vào ô tìm kiếm “Control Panel” để mở cửa sổ lên

Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập vào ô tìm kiếm Control Panel

Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập vào ô tìm kiếm Control Panel

Bước 2: Cửa sổ Control panel hiện lên > Tìm và chọn Power Options

Cửa sổ Control panel hiện lên > Tìm và chọn Power Options

Cửa sổ Control panel hiện lên > Tìm và chọn Power Options

Bước 3: Tại Control Panel Home > Chọn mục Choose what the power buttons do

Tại Control Panel Home > Chọn mục Choose what the power buttons do

Tại Control Panel Home > Chọn mục Choose what the power buttons do

Bước 4: Chọn Change settings that are currently unavailable

Chọn Change settings that are currently unavailable

Chọn Change settings that are currently unavailable

Bước 5: Tiếp tục cuộn thanh menu xuống dưới, tick bỏ chọn tại mục Turn on fast startup > Nhấn Save changes là hoàn tất.

Tick bỏ chọn tại mục Turn on fast startup > Nhấn Save changes

Tick bỏ chọn tại mục Turn on fast startup > Nhấn Save changes

Cách 2: Reset lại CMOS

CMOS (Complementary Metal-Oxide-Semiconductor) là cấu hình kiểm soát các thao tác thực hiện trên máy tính khi khởi động. Nếu BIOS bị lỗi không hoạt động có thể do cài đặt BIOS hoặc UEFI bị sai hoặc máy tính khởi động không đúng cách. Vì thế cần reset CMOS để đưa về trạng thái mặc định ban đầu.

Để reset lại CMOS, người dùng cần phải tắt hết tất cả các thiết bị ngoại vi kết nối với máy tính. Sau đó, ngắt nguồn điện khỏi máy tính. Tiếp theo, mở nắp máy tính để tiến hành tìm kiếm viên pin tồn tại dưới dạng tròn dẹt nằm ở trên bo mạch chủ để tháo pin ra ngoài.

Lắp lại pin sau 60 phút. Sau đó, đóng nắp máy tính lại để kết nối nguồn điện và các thiết bị ngoại vi với máy tính. Tuy nhiên với phần linh kiện phức tạp, người dùng nên nhờ người có chuyên môn hỗ trợ để tránh gây ra các lỗi mạch bên trong.

Tháo và lắp viên pin tồn tại dưới dạng tròn dẹt nằm ở trên bo mạch chủ

Tháo và lắp viên pin tồn tại dưới dạng tròn dẹt nằm ở trên bo mạch chủ

4. Cách vào BIOS Win 11, 7

Hướng dẫn cách vào BIOS Win 11

Để vào BIOS Win 11 cũng có nhiều cách khác nhau, bài viết này sẽ hướng dẫn cách phổ biến được nhiều người sử dụng và thực hiện nhanh chóng. Nhìn chung cũng tương tự như các bước vào BIOS Win 10 , các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tại menu chính của Win 11, khởi động Start Menu > Chọn nút Power. Bấm và giữ phím Shift trên bàn phím trong vài giây đồng thời chọn Restart

Bấm và giữ phím Shift trên bàn phím trong vài giây đồng thời chọn Restart

Bấm và giữ phím Shift trên bàn phím trong vài giây đồng thời chọn Restart

Bước 2: Lúc này, màn hình máy tính Win 11 sẽ hiển thị thông báo Choose an options > Chọn Troubleshoot

Win 11 sẽ hiển thị thông báo Choose an options > Chọn Troubleshoot

Win 11 sẽ hiển thị thông báo Choose an options > Chọn Troubleshoot

Bước 3: Chọn Advanced Options

Chọn Advanced Options

Chọn Advanced Options

Bước 4: Nhấn UEFI Firmware Settings

Nhấn UEFI Firmware Settings

Nhấn UEFI Firmware Settings

Bước 5: Hệ thống sẽ hiển thị thông báo Restart to change UEFI firmware settings > Chọn Restart. Hệ thống sẽ khởi động lại và truy cập vào BIOS/UEFI.

Xuất hiện thông báo Restart to change UEFI firmware settings > Chọn Restart

Xuất hiện thông báo Restart to change UEFI firmware settings > Chọn Restart

Bước 6: Sau đó truy cập vào được BIOS Win 11, bạn có thể thao tác bằng các phím mũi tên trên bàn phím để cài đặt.

Sau đó truy cập vào được BIOS Win 11 thành công

Sau đó truy cập vào được BIOS Win 11 thành công

Hướng dẫn cách vào BIOS Win 7

Tại màn hình desktop Win 7, nhấn tổ hộp phím để vào menu boot (tùy theo dòng máy có phím tắt khác nhau, bạn hãy tham khảo dòng máy của mình theo danh sách trong phần tiếp theo ngay phía bên dưới nhé).

Sau đó cửa sổ menu boot hiện lên, dùng phím lên xuống trên bàn phím để chọn Enter Setup > Nhấn Enter trên bàn phím

Chọn Enter Setup > Nhấn Enter trên bàn phím

Chọn Enter Setup > Nhấn Enter trên bàn phím

Sau đó hệ thống sẽ đưa bạn đến cài đặt BIOS, lúc này bạn dùng các phím mũi trên trên bàn phím để di chuyển và cài đặt theo ý muốn. Sau cùng bạn nhấn F10 để lưu và thoát khỏi BIOS > Yes > Hệ thống sẽ tự khởi động lại là hoàn tất.

Sau cùng bạn nhấn F10 để lưu và thoát khỏi BIOS > Yes

Sau cùng bạn nhấn F10 để lưu và thoát khỏi BIOS > Yes

5. Tổng hợp các phím tắt truy cập BIOS chuẩn nhất

Danh sách phím tắt truy cặp BIOS theo mainboard

Loại mainboard

Phím tắt truy cặp BIOS

Mainboard Abit Nhấn phím DEL
Mainboard EVGA Nhấn phím DEL
Mainboard Gigabyte Nhấn phím DEL
Mainboard MSI (Micro-Star) Nhấn phím DEL
Mainboard Mach Speed Nhấn phím DEL
Mainboard Foxconn Nhấn phím DEL
Mainboard JetWay Nhấn phím DEL
Mainboard Acer Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard XFX Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard ZOTAC Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard ACube Systems Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard AMAX Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard Gumstix Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard EPoX Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard First International Computer Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard Leadtek Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard Liteon Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard PNY Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard NZXT Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard Lanner Inc Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard AOpen Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard ASRock Nhấn phím F2
Mainboard Intel Nhấn phím F2
Mainboard ASUS Nhấn phím DEL, Print hoặc F10
Mainboard VIA Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard Vigor Gaming Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard Simmtronics Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard Chassis Plan Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard Shuttle Nhấn phím Del hoặc Ctrl + Alt + ESC
Mainboard Powercolor Nhấn phím F2 hoặc DEL
Mainboard Biostar Nhấn phím DEL
Mainboard TYAN Nhấn phím F4 hoặc DEL
Mainboard BFG Nhấn phím DEL
Mainboard FREESCALE Nhấn phím DEL
Mainboard Soyo Nhấn phím DEL
Mainboard Supermicro Nhấn phím DEL
Mainboard Sapphire Nhấn phím DEL
Mainboard DFI Nhấn phím DEL
Mainboard PCChips Nhấn phím F1 hoặc DEL
Mainboard ECS Elitegroup Nhấn phím F1 hoặc DEL
Mainboard Fujitsu Nhấn phím F12 để vào Boot Menu > Nhấn nút Tab để chuyển sang Application Menu > Chọn BIOS Setup.

Danh sách phím tắt truy cặp BIOS theo các dòng máy

Dòng máy

Phím tắt truy cặp BIOS

Laptop HP

Nhấn phím ESC để vào BIOS.

Nhấn giữ phím F10F2, hoặc F6 để vào BIOS ngay khi khởi động lại máy tính.

Nhấn giữ phím F11 để vào Recovery ngay khi khởi động lại máy.

Nhấn giữ phím F9 để vào được BOOT ngay khi khởi động lại máy.

Laptop Sony Vaio

Nhấn giữ phím F2 nhằm vào BIOS.

Nhấn giữ phím F10 để truy cập Recovery.

Laptop Razer

Nhấn giữ phím F1 hoặc DEL để vào BIOS.

Laptop Dell

Bấm giữ phím F2 để vào BIOS.

Bấm giữ F8 > Chọn Repair your Computer để vào được Recovery.

Bấm giữ phím F12 để vào được BOOT.

Laptop Lenovo ThinkPad

Nhấn giữ phím F1 hoặc F2 để vào BIOS khi khởi động máy.

Nhấn phím ThinkVantage để vào Recovery khi khởi động lại máy.

Nhấn phím F12 để vào BOOT khi khởi động lại máy.

Laptop Alienware

Bấm giữ phím F2 để vào được BIOS.

Laptop Acer

Bấm giữ phím F12 để vào được BOOT khi vừa khởi động thiết bị.

Nhấn giữ phím F2 hoặc phím DEL để vào BIOS khi vừa khởi động lại máy.

Laptop Asus

Bấm giữ phím ESC để vào BIOS khi khởi động lại máy.

Bấm giữ phím F2 để vào BOOT ngay khi khởi động lại máy.

Trên đây là một số thông tin hướng dẫn về cách vào BIOS Windows 10 mà chúng tôi muốn giới thiệu. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Bài viết liên quan
Microsoft ra mắt Office 2024

Office 2024 đã chính thức ra mắt với hàng loạt nâng cấp dành cho các ứng dụng Word, Excel, PowerPoint, OneNote và Outlook. Phiên...

Blockchain và những bước đột phá trong ứng dụng thực tế

Công nghệ blockchain sẽ khẳng định được mình khi áp dụng thành công vào những lĩnh vực giàu tiềm năng này. Ban đầu được...

(0) Bình luận
Viết bình luận

Website được sở hữu và quản lý bởi Vũ Thị Tú Quyên

  • Tên đơn vị/cá nhân: Cửa Hàng Tin Học Thiên Phúc
  • Địa chỉ: 116/40 Ymoan ênuôl, Phường Tân Lợi, Tp Buôn Ma Thuột DakLak
  • Số Điện Thoại : 0975715715
  • Email : tinhocthienphuc.bmt@gmail.com
  • Mã số doanh nghiệp 40A8058777 cấp ngày 30/05/2024 tại Ủy ban Nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột